1. Tránh các mùi khó chịu và khói thuốc

cách chữa buồn nôn

Bạn nên tránh xa các tác nhân kích thích buồn nôn và nôn. Làm sạch mùi khó chịu và khói thuốc bằng cách mở cửa sổ. Hoặc bạn có thể đi ra ngoài trời có không khí trong lành.

2. Chườm lạnh

cách chữa buồn nôn

Nhiệt độ nóng góp phần gây buồn nôn, nhất là khi cơ thể bắt đầu tăng quá cao. Bạn thử chườm lạnh để làm mát trán. Tránh nhiệt độ cao và độ ẩm nếu có thể.

Khi bị kiệt sức do nhiệt, bạn có thể bị buồn nôn và thường kèm theo các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, vã mồ hôi, mệt mỏi và một số triệu chứng khác. Lúc này, bạn hãy ra khỏi chỗ nóng vào một phòng mát mẻ.

3. Nghỉ ngơi

cách chữa buồn nôn

Cố gắng ngủ cho qua cơn buồn nôn. Việc này cũng giúp bạn kiểm soát stress, tình trạng lo âu và căng cơ vốn có thể gây buồn nôn. Nghỉ ngơi và thư giãn càng nhiều càng tốt.

4. Giữ yên cơ thể

cách chữa buồn nôn

Việc cử động có thể tăng cảm giác buồn nôn. Bạn hãy hạn chế cử động hết sức có thể. Thử nằm trong phòng tối và yên tĩnh.

5. Dùng thức ăn và thức uống nhẹ

cách chữa buồn nôn

Chú ý ăn các món không có nhiều gia vị, không dầu mỡ và nhẹ cho dạ dày. Các thức ăn này gồm có bánh quy giòn làm từ ngũ cốc nguyên hạt, cơm hoặc bánh quy vừng, gạo lứt, bánh mì nướng nguyên hạt hoặc gà bỏ da. Bạn cũng có thể thử uống nước dùng gà hoặc nước thịt với rau củ.

Lưu ý:

- Bắt đầu ăn với số lượng ít.

- Thức ăn béo và nhiều gia vị có thể làm cơn buồn nôn nặng thêm. Nhiều người cảm thấy buồn nôn hơn khi ăn cà chua, các thức ăn chứa a-xít (như nước cam, dưa muối), chocolate, kem và trứng.

6. Uống nhiều nước nguội

cách chữa buồn nôn

Nếu thấy buồn nôn, bạn hãy uống nước. Đảm bảo uống càng nhiều nước càng tốt. Tình trạng mất nước sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu hơn. Đối với chứng buồn nôn, nhiệt độ của nước uống bằng với nhiệt độ phòng là dễ dung nạp nhất.

Nên chậm rãi nhấp từng ngụm nước. Uống nước quá nhanh có thể khiến có cảm giác xáo trộn trong dạ dày.

7. Thử thực hành bài tập thở

cách chữa buồn nôn

Trường đại học Connecticut đã tiến hành một nghiên cứu cho thấy việc thở sâu và có kiểm soát có thể làm dịu cơn buồn nôn. Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng phương pháp thở có thể giúp chế ngự cơn buồn nôn sau phẫu thuật. Bạn hãy thử bài tập do trường đại học Missouri ở Kansas City giới thiệu:

- Nằm ngửa. Đặt gối dưới khoeo chân và dưới cổ sao cho thoải mái.

- Đặt hai bàn tay úp trên bụng, ngay dưới khung xương sườn. Những ngón tay của hai bàn tay chạm vào nhau để bạn có thể cảm thấy chúng tách ra khi thực hiện đúng bài tập.

- Hít vào sâu, dài và chậm bằng cách phồng bụng lên, giống như em bé thở. Việc này là để đảm bảo bạn đang dùng cơ hoành để thở chứ không dùng khung xương sườn. Cơ hoành tạo nên sức hút được nhiều không khí vào phổi hơn so với dùng khung xương sườn. Những ngón tay của hai bàn tay đặt trên bụng phải tách ra khi thở.

- Thở theo cách này ít nhất trong 5 phút.

TH theo Học viện CPP